ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỒNG HỒ TISSOT POWERMATIC 80 VÀ SWISSMATIC
Các tín đồ của đồng hồ cơ Tissot không còn xa lạ gì với những cái tên Powermatic 80 và Swissmatic, bởi đây là tên của hai dòng máy nổi tiếng giúp cho hãng đồng hồ Thụy Sỹ gây ấn tượng mạnh với những người yêu thích đồng hồ cơ. Tuy nhiên, tính năng sử dụng cùng ưu nhược điểm riêng của từng loại thì không phải ai cũng có được một cái nhìn toàn diện. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đánh giá về những vấn đề có liên quan đến hai loại máy nổi tiếng này.
1.Giới thiệu tổng quan về Powermatic 80 và Swissmatic
Powermatic 80 và Swissmatic đều là những loại máy thuộc dòng đồng hồ cơ của hãng đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sỹ, Tissot. Đây cũng là những loại máy phổ biến được lắp đặt trong các sản phẩm đồng hồ cơ của Tissot. Về tuổi đời trên thị trường thì Swissmatic ra đời vào năm 2017 trong khi Powermatic 80 ra đời từ năm 2013. Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta có thể kể tên rất nhiều sản phẩm của Tissot sử dụng máy Powermatic 80 như: Seastar, Le Locle, Tradition, Carson,… Với loại máy có tuổi đời trẻ hơn là Swissmatic thì thì chúng ta có ít lựa chọn hơn vì mới chỉ có ba sản phẩm sử dụng máy này là: Gentleman, V8, Everytime.
Tuy nhiên, đó cũng không phải là vấn đề lớn với những người có cảm tình với dòng máy thuộc thế hệ đàn em Swissmatic bởi nhà sản xuất cũng bù đắp khuyết điểm về độ đa dạng bằng cách chú trọng vào sự tỉ mỉ trong việc thiết kế kiểu dáng, mẫu mã để sản phẩm không tạo ra cảm giác nhàm chán cho khách hàng. Điểm chung trong cấu tạo của cả hai đó là chúng đều là bộ máy cơ có chức năng lên dây cót tự động (Automatic) và cũng đi kèm với chức năng lên dây cót thủ công. So với các sản phẩm đồng hồ cơ cùng loại, cả hai loại máy mà Tissot sử dụng đều được đánh giá cao nhờ vào thời gian trữ cót vượt trội: 80 giờ đối với Powermatic 80 và 72 giờ đối với Swissmatic. Những con số không chênh lệch nhau là mấy, trong khi đa số các máy cơ thông thường chỉ có thời gian trữ cót vào khoảng 40 giờ. Đây là ưu điểm vượt trội, mang lại giá trị sử dụng cao đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ sản xuất, chế tạo đồng hồ cơ. Nhờ vào con số ấn tượng về thời gian trữ cót, mà Tissot nhận được cảm tình của một số lượng lớn khách hàng. Thực tế là không ít người yêu thích đồng hồ cơ đã phải bận tâm suy nghĩ để rồi cuối cùng đành chấp nhận chọn loại mình không yêu thích và từ chối cơ hội trở thành chủ nhân của những chiếc đồng hồ sang trọng vì lý do vô cùng bất tiện liên quan đến khả năng hoạt động này. Bởi lẽ dĩ nhiên là không ai muốn chiếc đồng hồ của mình bị chết cứng hay thông báo thời gian kém chính xác, dẫn tới vô số phiền toái ảnh hưởng đến công việc chỉ vì một lý do đơn giản là quên lên dây cót. Nguyên nhân giúp cho hai loại máy cơ của Tissot có thể vượt tiêu chuẩn thông thường ở thông số quan trọng này là nhờ vào nhiều cải tiến trong khâu chế tạo. Cải tiến đầu tiên đến từ vật liệu được lựa chọn là những vật liệu mới đóng vai trò then chốt trong việc giảm mức tiêu hao năng lượng vô ích và có độ trơ cao hơn khi tiếp xúc với các hóa chất có khả năng ăn mòn. Nhược điểm trước đây là máy bị giảm độ chính xác khi gặp va đập mạnh đã được khắc phục đáng kể nhờ vào phương án thiết kế và chế tạo tối ưu hơn với sự trợ giúp của công nghệ cao.
Độ sai số trong các sản phẩm của Tissot nói chung và các sản phẩm sử dụng máy Powermatic 80 hay Swissmatic nói riêng rơi vào khoảng tối đa là +30s mỗi ngày. Như vậy cả hai loại máy đều có độ sai số ở mức rất thấp, điều này đã được tổ chức COSC cấp chứng nhận. Những thông số kể trên cho thấy không có quá nhiều điểm khác biệt về độ chuẩn xác của hai loại máy mà chúng ta đang so sánh. Những người có yêu cầu khắt khe về độ chuẩn xác hoàn toàn có thể hài lòng với các sản phẩm có chứa bên trong một trong hai loại máy Powermatic 80 và Swissmatic, bởi chúng cho thấy giá trị đến từng xu khi khẳng định rất rõ đẳng cấp về độ chuẩn xác thường thấy ở đồng hồ Thụy Sỹ.
2.Một vài ưu nhược điểm của từng loại
Xét đến yếu tố giá thành thì cả hai đều có mức giá khá hấp dẫn so với khá nhiều loại đồng hồ cơ khác. Để sở hữu một chiếc đồng hồ cơ Tissot sử dụng máy Swissmatic khách hàng chỉ phải bỏ ra một khoản tiền xấp xỉ 10 triệu đồng. Rõ ràng khi đánh giá cùng với các thông số vượt trội vừa nói đến ở phần trên thì mức giá này là con số đủ để gây sốt cho những ai có tình cảm đặc biệt đến mức sẵn sàng bỏ qua nhiều điểm bất tiện thường gặp của đồng hồ cơ.
Các sản phẩm Tissot được trang bị máy Powermatic 80 có giá tối thiểu là 15 triệu, một con số không thể dựa vào để đánh giá về sự chênh lệch chất lượng so với “người em” của nó bởi chúng cùng được sản xuất bởi một tên tuổi lừng danh trong lĩnh vực đồng hồ đeo tay. Hay nói cụ thể hơn là dù sản phẩm dùng máy Swissmatic được bán với giá thấp hơn thì cũng không đồng nghĩa với việc chất lượng thấp hơn, đơn giản là vì thương hiệu Tissot đã khẳng định đẳng cấp từ lâu. Ở góc độ kiểu dáng bề ngoài, máy Swissmatic có kích thước lớn và dày hơn Powermatic 80. Tuy nhiên, điều này chỉ làm cho khách hàng có thêm lựa chọn mà thôi bởi Tissot nhắm tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với gu thẩm mỹ khác nhau khi đưa hai sản phẩm này ra thị trường. Powermatic 80 có ưu điểm hơn khi chinh phục những người có gu thẩm mỹ hiện đại bởi thiết kế gọn nhẹ của mình. Trong khi đó Swissmatic lại dễ dàng ghi điểm với khách hàng là người ưa thích sự mạnh mẽ bởi ngoại hình cồng kềnh tới mức có thể gọi là “hoành tráng” hơn đàn anh. Nói một cách tổng quan thì Swissmatic và Powermatic 80 không có quá nhiều điểm chênh lệch về thông số kỹ thuật cũng như tính năng sử dụng và càng khó có thể kết luận bên nào tốt hơn. Vấn đề chỉ là phong cách sử dụng đồng hồ của bạn ra sao.
Nguồn: ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỒNG HỒ TISSOT POWERMATIC 80 VÀ SWISSMATIC
Nhận xét
Đăng nhận xét